Back to TOP25+5

Bộ cờ tướng “Chiếu Kinh Thành”

By Nguyễn Quốc Duy

Ý nghĩa tên bài dự thi:

“Chiếu” trong chiếu chỉ, thánh chỉ vua ban, ngự ban. Được sử dụng vào thời phong kiến, dùng để ban lệnh, kêu gọi đánh giặc hay dời đô. Bảng chiếu thường được làm bằng vật liệu vải, thẻ tre. Tiêu biểu là bảng “Chiếu dời đô” huyền thoại của vua Lý Thái Tổ ban hành vào năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La.

“Chiếu hay chiếu tướng” là nước đi quân trực tiếp tấn công vào tướng của đối phương trong cờ tướng.

“Kinh thành” là một cách gọi xưa của Văn Miếu-Quốc Tự Giám khi các sĩ tử hội tụ về đây để dự thi. Chính nơi đây đã rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại.

Nội dung thuyết minh:

Chơi cờ Tướng là loại hình giải trí mang tính chiến lược và là một thú vui tao nhã để giết thời gian của ông cha ta từ xưa nay. Các sĩ tử ở Quốc Tự Giám lựa chọn chơi cờ Tướng là loại hình giải trí chính thức sau những giờ học, kỳ thi đầy áp lực. Du khách đến với Văn Miếu-Quốc Tự Giám sẽ không nhàm chán khi chỉ kính viếng, tham quan kiến trúc các đền mà còn được lưu niệm phần quà mang về để kỹ niệm, thông qua đó còn gửi gấm về một lịch sử vẻ vang vì đã tạo ra những nhân tài cho nhiều triều đại của Việt Nam. Qua đó tôi mong muốn góp cho văn hóa mình một loại hình giải trí thường nhật thêm sinh động.

Mặt bàn cờ được dàn trên tấm “Chiếu chỉ”. Vật liệu được sử dụng cho mặt bàn cờ là vải gấm vàng, sử dụng hoạt tiết chìm của Quốc Tự Giám nhầm mang màu sắc của truyền thống và trân trọng lịch sử thời phong kiến.

Khi không sử dụng cất cờ vào hai bên của ống. Hai thanh ống được làm bằng vật liệu nhựa để bộ sản phẩm được giảm trọng lượng. Còn giúp người sử dụng dễ thao tác và di chuyển chúng. Khi không sử dụng ta cuộn hai ống lại với nhau gọn trong mảnh vải.

Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ

Ashui.com
A47/109 Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline

09 8888 7890

Email

designedbyvietnam@gmail.com

Theo dõi chúng tôi