Back to Designed by VietNam

đi hanoi toilet đi

By Nguyễn Huy Hoàng, Trần Trọng Hưng, Phan Anh Khôi, Trần Thị Hồng Loan

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

KHU 1: gần bãi đỗ xe bờ hồ.

KHU 2: đối diện ngã ba Hàng Trống – Lê Thái Tổ.

KHU 3: đối diện công ty điện lực Hà Nội.

Đánh giá: 3 khu đất đều nằm gần hồ Gươm, phân bố khá đồng đều đáp ứng nhu cầu chủ yếu cho khách du lịch và người dân khi tham quan hồ Gươm nói chung và người dân tập thể dục nói riêng.

Ưu điểm: có nhiều cây xanh bao quanh, vị trí thuận lợi, khu 1 nằm trên đường Lê Thái Tổ cách đường Tràng Thi 255m; khu 3 nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng cách quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục 62m.

Nhược điểm: nằm trong khu vực trọng điểm của thành phố, được UNESCO công nhận, vì vậy cần chú ý trong việc thiết kế để đáp ứng về cảnh quan môi trường, đảm bảo sự tiện nghi cho người sử dụng do nhà vệ sinh hiện trạng chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khả năng ứng dụng nhân rộng phù hợp cảnh quan.

Tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên.

Cách đi và cách nghĩ mới về nhà vệ sinh công cộng.

KẾT QUẢ HƯỚNG ĐẾN

Vùng hiên vui chơi, nghỉ ngơi.

Ngắm màn mưa.

Nguồn nước uống công cộng.

Tái sử dụng nước mưa.

CONCEPT

Dự án được bố trí theo đường cong của mặt hồ Gươm với tổ hợp nhiều hình thái kiến trúc đa dạng bao quanh (phố nhà ống ở phía Bắc, phố nhà Pháp ở phía Nam, nhà thờ thiên chúa, đình, đền, chùa, miếu mạo…), nên chúng tôi gợi ý sử dụng hình khối cơ bản đường tròn – ngôn ngữ phù hợp để hòa nhập với tổng thể kiến trúc mà không bị xung đột lẫn nhau và với các công trình lịch sử lâu đời.

“Hình tròn có thể đứng độc lập hoàn toàn với bối cảnh để biểu hiện hình dạng lý tưởng của nó mà vẫn hợp nhất những hình học thẳng hợp lý trong những đường bao của nó…” (trích Architecture, form, space, and order)

“đi hanoi toilet đi” sẽ là lời mời gọi, rủ rê. Một nhà vệ sinh, một chốn vui chơi, một nơi nghỉ chân mới; một Hà Nội biểu hiện sự hiện đại với giá trị truyền thống ẩn giấu thông qua cách định hướng người đi, hòa hợp với tự nhiên…

Xác định vị trí toilet với hình khối căn bản.

Tiếp cận chủ động người dân bằng cách vươn ra đường đi.

Giải phóng, mời gọi người dân xung quanh đến sử dụng.

“Khe sáng” và “màn mưa”.

Khoảng sân trong và ý tứ của người dùng qua bức bình phong mờ.

Bling bling.

Liên hệ thường trực Ban Tổ chức

Địa chỉ

21 Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline

09 8888 7890

Email

admin@vietnamdesignweek.com

Theo dõi chúng tôi