Back to Designed by VietNam

Nhà vệ sinh công cộng Hồ Gươm

By Nguyễn Bích Phương

GIỚI THIỆU CHUNG

Cảnh quan xung quanh Hồ Gươm là sự kết hợp của cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc
(PGS.TS.KTS Doãn Minh Khôi)

Thiết kế của các công trình tiện ích công cộng, cụ thể là nhà vệ sinh công cộng ở tại khu vực không chỉ giải quyết vấn đề công năng, mà còn tạo ra những điểm nhấn của cảnh quan khu vực. Đồng thời, sự hiện diện của những công trình này cũng không nên làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên bờ hồ.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vị trí của nhà vệ sinh công công nằm trên lối đi bộ từ nút giao Lê Thái Tổ, Hàng Trống ra bờ hồ. Thiết kế hiện tại chắn hoàn toàn tầm nhìn từ trục đường này ra Tháp Rùa. Cảnh quan xung quanh cũng chưa có điểm nhấn nào.

Lật lại lịch sử, nhân dịp tổ chức chợ phiên Y tế vào tháng 2 năm 1954, đã từng có một cây cầu phao đã được dựng lên từ vị trí hiện trạng đi ra Tháp Rùa để tạo điểm nhấn cảnh quan thay thế cho cầu Thê Húc đang bị sập ở thời điểm đó.

Đem lòng sốt sắng và nhiệt liệt hưởng ứng vào công cuộc khánh tiết mở cửa Chợ phiên Y tế, chúng tôi đã được Quý Ban cho phép xây một cái cầu ra tháp Rùa,… theo ý chí chúng tôi thì cây cầu này phải là một công trình tuyệt tác và là một kỷ nguyên mới của chợ phiên từ xưa đến nay….cây cầu này như một con Rồng Vàng vờn Hòn Ngọc trên hồ Hoàn Kiếm
( Trích đơn gửi Ban Tổ chức- Ông Hoàng Đình Đắc )

Ý TƯỞNG

Biến công trình tiện ích thành một điểm nhấn trong tuyến cảnh quan , đồng thời cũng là một công trình có giá trị lưu giữ lịch sử.

Không gian Hồ Gươm vẫn còn may mắn giữ lại được những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, là những kiến trúc nhỏ tản mạn bao quanh hồ. Chúng có vẻ biết cách khép mình để trở thành một phần của cảnh quan thiên nhiên.”
(PGS.TS.KTS Doãn Minh Khôi)

Lối đi được đặt ở giữa công trình mở góc nhìn ra Tháp Rùa mang ý nghĩa gợi nhớ về cây cầu đã từng tồn tại với khao khát khám phá những bí ẩn lịch sử , cũng là kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Về mặt công năng, lối đi ở giữa tạo ra 1 không gian đệm ,từ đó rẽ vào phòng vệ sinh khép kín bên trong. Điều này đảm bảo thiết kế mặt ngoài không bị ảnh hưởng bởi các cánh cửa vệ sinh như các nhà vệ sinh hiện có ở hồ Gươm. Các bồn rửa được đặt ở ngoài do tần suất sử dụng lớn hơn các phòng vệ sinh bên trong.

HÌNH THỨC

Là một phần của vườn hoa bờ hồ Gươm, về mặt thẩm mỹ thì công trình cần có sự tương tác, ăn nhập với cảnh quan xung quanh, tuy nhiên là một công trình tiện ích vẫn phải đảm bảo các yêu cầu như dễ thấy, dễ tiếp cận…

Phương án đề xuất sử dụng gạch kính làm vật liệu chủ đạo với độ bền, khả năng chịu nhiệt,chống ẩm tốt, đồng thời lấy sáng tự nhiên cho phòng ,và cũng rất dễ vệ sinh, sửa chữa, hoàn toàn thích hợp cho những công trình công cộng.

Tính khúc xạ của gạch kính mang hình ảnh của cảnh quan xung quanh vào trong công trình nhưng không giống hoàn toàn như gương, kính mà có độ nhòe mờ nhất định, tạo hiệu ứng thị giác độc đáo, nhất là khi kết hợp qua nhiều lớp.

Phương án sử dụng các loại gạch kính trong, ít vân ở ngoài và đục, vân nhám ở trong, qua đó đảm bảo sự riêng tư cho các phòng vệ sinh khép kín. Vị trí hiện trạng được bóng mát che phủ nên sử dụng gạch kính cũng ít chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

TIỆN ÍCH

Với mục tiêu xây dựng công trình không chỉ là phục vụ nhu cầu vệ sinh , phương án cũng đề xuất bổ sung thêm các tiện ích như máy bán nước tự động, giá để xe đạp…giống như mô hình wc kết hợp ki-ốt ở vị trí đối diện công ty Điện Lực.

NĂNG LƯỢNG

Nhà vệ sinh công cộng ở Hồ Gươm là một nơi quan trọng phục vụ cả cư dân địa phương và du khách. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng và quản lý nước thải của những cơ sở này có thể không hiệu quả và gây hao phí tài nguyên. Chúng tôi đề xuất một giải pháp sử dụng pin mặt trời và hệ thống tuần hoàn nước thải để cải thiện tính bền vững của những nhà vệ sinh này.

• Sử dụng pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các thiết bị trong nhà vệ sinh công cộng.
• Tạo ra hệ thống tuần hoàn nước thải hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường nước và giảm chi phí vận hành.

Liên hệ thường trực Ban Tổ chức

Địa chỉ

21 Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline

09 8888 7890

Email

admin@vietnamdesignweek.com

Theo dõi chúng tôi