Thể lệ cuộc thi

Cuộc thi “Designed by VietNam” là hoạt động trọng tâm trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam (VietNam Design Week) do Vietnam Design Group phối hợp cùng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) tổ chức thường niên từ năm 2020, nhằm thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam bằng năng lực thiết kế, hướng tới xây dựng thương hiệu “Designed by VietNam” trên thị trường quốc tế. Dưới sự dẫn dắt của các nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng trong 05 lĩnh vực: Thiết kế Truyền thông (Communication design), Thiết kế Trang phục (Clothing design), Thiết kế Vật dụng & trang trí (Decor & Object design), Thiết kế Đồ nội thất (Living design), Thiết kế công cộng (Public design), các thí sinh tham gia sẽ có cơ hội kết nối và hợp tác để tạo ra những sản phẩm ứng dụng có giá trị thiết kế cao.

Tuần lễ Thiết kế Việt Nam – VietNam Design Week (VNDW) là sự kiện thường niên đầu tiên và lớn nhất trong nước nhằm tìm kiếm và tôn vinh những sản phẩm và nhà thiết kế xuất sắc của Việt Nam; bao gồm chuỗi hoạt động như cuộc thi thiết kế, giải thưởng, triển lãm,  hội thảo, workshops,… nhằm nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của ngành thiết kế nói riêng, công nghiệp văn hóa và sáng tạo của Việt Nam nói chung. Nhiệm vụ của VietNam Design Week nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm sáng tạo Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. VNDW cũng được biết đến như một nền tảng hiệu quả để kết nối cộng đồng thiết kế đương đại với cộng đồng làng nghề truyền thống trên cả nước.

Chủ trì thực hiện:

Phối hợp thực hiện:

Các đối tác chuyên môn:

Ashui.com, ELLE Decoration Vietnam, Heritage Space, Kilomet109, LAITA Design, VietCraft, Quỹ Đổi mới sáng tạo kiến trúc AIF.

Ban giám khảo (công bố sau)

Người hướng dẫn (mentors / có thể bổ sung và thay đổi):

Đối tượng dự thi:

Cuộc thi dành cho tất cả mọi người, từ những người nghiệp dư, đến các chuyên gia thiết kế, sinh viên, thợ thủ công, nghệ nhân,…

Chủ đề cuộc thi: “Thiết kế từ những hạn chế” (Embracing Constraints)

Chúng ta vẫn đang tiếp tục chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiên liệu và nguyên liệu thô diễn ra trên toàn cầu. Hiện tượng đáng báo động và có nguy cơ kéo dài này buộc chúng ta phải hướng tới một sự đổi mới toàn diện. Vừa phải cắt giảm khai thác tài nguyên vừa phải tập trung tái sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có.

Đồ cũ, hàng tồn, hàng lỗi thậm chí cả những vật dụng bị bỏ đi trở thành những nguồn nguyên liệu phong phú và dồi dào cho thiết kế. Tái sử dụng chúng làm giảm nhu cầu về nguyên liệu thô mới để tạo ra sản phẩm mới. Nó kích thích sự sáng tạo và chế tác thủ công. Nó chúng giúp chúng ta đánh giá cao hơn những thứ xung quanh chúng ta, thôi thúc chúng ta tìm kiếm những điều tốt đẹp, những giá trị ẩn náu mà thoạt nhìn tưởng là vô tri. Nó khuyến khích những khám phá độc đáo và góp phần tạo ra những sản phẩm thú vị. Tái sử dụng cũng chính là sự tiếp nối một văn hoá sống có ý thức cao của Người Việt đã tồn tại từ xa xưa: linh hoạt và tiết kiệm. Chúng ta lớn lên bên những câu tục ngữ, thành ngữ quen thuộc “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Liệu cơm gắp mắm”, hay “Cũ người mới ta”, nhưng để hiểu được trọn vẹn thông điệp của cổ nhân thì có lẽ phải sống trong những hạn chế. Và chúng tôi nghĩ đây chính là thời điểm để thấm thía những đúc rút quý giá này! Việc thích nghi với những biến đổi của môi trường mới, đưa ra những giải pháp ứng phó trước những thách thức mới vốn là bản năng sinh tồn của con người nhưng ở giai đoạn này nó còn là một thực tiễn cần thiết và khẩn thiết.

Chúng tôi tin những sự hạn chế là những chất xúc tác thú vị để tạo ra không chỉ những thiết kế tốt mà là những thiết kế vĩ đại có giá trị vượt trội. Điều quan trọng không phải là bạn đẩy trí tưởng tượng của mình đi xa đến mức nào mà là bạn còn có thể làm chủ những giới hạn nhất định và trở nên phi thường trong giới hạn đó!

Các hạng mục và đề bài:

  1. Thiết kế Truyền thông (Communication design) – mentor: NTK Từ Phương Thảo

Thiết kế là một nghề vất vả và những đề nghị “Giảm giá thiết kế” luôn bằng cách nào đó gây tổn thương chúng ta. Nhưng, những chiến sĩ trên mặt trận sáng tạo này vẫn phải sống và chiến đấu trong những hạn chế đang trở thành hiển nhiên đó. Hạn chế ở đây, có thể là nguồn dữ liệu nghèo nàn, lộn xộn và cả những sai hỏng cũ từ khách hàng; kinh phí sản xuất cực kỳ eo hẹp, thời gian vô cùng gấp gáp,… đó là những thứ chúng ta sẽ phải vui vẻ đối mặt và xử lý thông minh, biến chúng thành “thành tựu” của nghề.

Những giải pháp thiết kế lạc quan, tiết kiệm, uyển chuyển áp dụng những phương pháp gia công thành phầm đơn giản mà hữu hiệu, những ý tưởng xây dựng hình ảnh thương hiệu với chi phí thấp (tiền rẻ chứ không phải rẻ tiền; sửa chữa nếu cần), dùng ít nhân công và thời gian nhất có thể,… để có một kết quả đáng tự hào, đó là đề bài hạng mục Thiết kế Truyền thông năm nay!   

Sáng tạo từ Tái tạo – Hãy mang đến cho sự sáng tạo một ý nghĩa mới bằng việc kết hợp của chuyên môn, ý tưởng và cả bí quyết để biến những đồ vật, chất liệu thành những y phục mới lạ. Tái sử dụng, tái chế, tái cấu trúc… và mạnh dạn kết hợp cả với những chất liệu không có nguồn gốc từ thời trang nhưng có khả năng diễn đạt được tinh thần của thời trang hiệu quả.

Tự do biến hoá với nghìn lẻ một cách ngẫu phối để đưa ra những bộ cánh bất ngờ với hình dáng và chức năng nổi bật. Vấn đề là, khi thực hiện những thiết kế tận dụng nguyên liệu tái tạo, bạn không chỉ mang lại sức sống mới cho những vật dụng thân thuộc, những đồ đã bỏ đi mà nếu bạn làm điều đó một cách nhất quán với ý thức về chất lượng bạn sẽ tạo ra những thiết kế đầy kinh ngạc mà vẫn rất tinh tế. 

Nguồn tài nguyên trong thế giới chúng ta đang sống đang ngày càng trở nên khan hiếm, do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có việc khai thác và sử dụng không hợp lý, thiếu các giải pháp tăng tỷ lệ thu hồi nguyên liệu, thiếu các tiếp cận tái sử dụng hoặc kéo dài vòng đời của sản phẩm… Vấn đề này chính là nguyên nhân gây nên các thảm họa thiên tai, gây nên sự phá hủy môi trường sống…

Các sản phẩm trang trí và quà tặng hiện đang sử dụng nhiều nguồn tài nguyên từ thực vật (gỗ, mây tre lá..), đất (sét, cao lanh…), kim loại (đồng, nhôm…). Với chủ đề “Thiết kế từ những hạn chế”, cuộc thi khuyến khích các thí sinh đề xuất những giải pháp thiết kế cho sản phẩm trang trí và quà tặng đáp ứng nhiều hết mức có thể các yêu cầu sau đây: (1) sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương; (2) nâng cao hiệu suất sử dụng (tỷ lệ thu hồi) nguyên vật liệu; (3) tái sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tạo nên các sản phẩm mới hoặc kéo dài tuổi thọ của sản phẩm; (4) sử dụng nguyên vật liệu là phụ phẩm nông nghiệp để gia tăng giá trị; (5) khuyến khích các sản phẩm có khả năng sản xuất và đi vào cuộc sống, không chỉ là các tác phẩm đơn chiếc.

Mặc dù có giá trị xuất khẩu kỉ gần 16 tỉ USD vào năm 2022, nhưng bức tranh chung của ngành sản xuất đồ gỗ nội thất trong thời gian này không thật sự khả quan. Rất nhiều nhà máy hiện phải tạm thời ngừng hoạt động vì những đơn hàng lớn từ nước ngoài – vốn là nguồn thu ổn định và dồi dào từ nhiều năm qua – chỉ trong thời gian ngắn bị đứt gãy, chưa hẹn ngày quay lại. Thế trụ mong manh của “ngôi vua xuất khẩu” càng làm cho chúng ta nhận thấy việc phải chủ động trong việc xác lập một giọng nói riêng vững vàng, một vị thế cao hơn trong chuỗi cung ứng và tư thế tự tin hơn trên bàn đàm phán quốc tế. Ở một góc nhìn khác, rất nhiều sản phẩm nội thất đến từ các thương hiệu Việt Nam chưa tìm được đường đến tai, và đến tay người tiêu dùng Việt. Chuỗi cung ứng nội địa, vốn từ lâu là miếng bánh nhỏ đối với các ông lớn nội thất, nay bộc lộ những thách thức về tài liệu nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng nội địa, tư duy phát triển sản phẩm, truyền thông và phân phối hiệu quả.

Người tiêu dùng: Tôi cần một sản phẩm hữu dụng, thú vị và phù hợp với túi tiền.
Người bán hàng: Tôi cần một sản phẩm dễ tiêu thụ và có thể tồn tại ít nhất 3 – 5 năm trên thị trường.
Người tiếp thị: Tôi cần một sản phẩm có thể khai thác nội dung và hình ảnh theo các cách khác nhau.
Người sản xuất: Tôi cần những đơn đặt hàng sản phẩm đều đặn và phù hợp với nguồn lực, tư liệu sản xuất của chúng tôi.
Người đầu tư: Tôi cần một sản phẩm với chi phí sản xuất thấp và có thể mở ra một kỷ nguyên mới về doanh thu – lợi nhuận cho chúng tôi.
Người thiết kế: OK, tôi muốn có 5 – 7% trên giá bán lẻ mỗi sản phẩm.

Chúng tôi mong muốn từ bạn, với vai trò của một nhà thiết kế đồ nội thất, đưa ra giải pháp cho những sản phẩm có thể đáp ứng ít nhất một, và thậm chí nhiều hơn, những tiêu chí sau:
– Khai thác tối đa nguồn lực địa phương: vật liệu truyền thống / vật liệu có thể tái chế / tay nghề thủ công / nguồn lực lao động Việt Nam đang sẵn có;
– Tính tiện dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày hoặc đem đến giải pháp cho những khúc mắc trong sinh hoạt của thị dân Việt Nam hiện đại;
– Câu chuyện truyền thông, cách trình bày ý tưởng và tư duy thiết kế rành mạch, rõ ràng, có khả năng lan toả và truyền cảm hứng;
– Thiết kế mang tính bền vững với môi trường, văn hoá, và chuỗi cung ứng (ví dụ như giải pháp bao bì sản phẩm đến tay người tiêu dùng tiết kiệm nguyên vật liệu hơn, hoặc giải pháp truyền thông đi kèm với sản phẩm cũng tiêu tốn ít tài nguyên hơn, v.v)

Những ràng buộc và hạn chế có thể khiến chúng ta chùn bước khi phải đối mặt trước một tờ giấy A4 trắng tinh, mà không biết phải vẽ cái gì để làm cho tờ giấy này trở nên có ý nghĩa, nhưng đó là lúc chúng ta chính thức bước chân vào vùng đất của sự sáng tạo.

Không gian công cộng ở Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị đang có rất nhiều “Hạn Chế”. Hạn Chế có thể được hiểu ở đây nằm ở hai thái cực đối lập: Quá Nhiều và Quá Ít. Quá nhiều nhà cửa và quá ít cây xanh. Quá nhiều phương tiện cơ giới và quá ít phương tiện-chuyển động sinh học lành mạnh. Chỉ số phát thải carbon quá cao (carbon footprint) và quá ít không gian-điều kiện để giải phóng chúng. Khi đưa đánh giá tiêu chuẩn về môi trường sống của con người sẽ cần phải đạt ở các ngưỡng điểm hài hòa của các tỉ lệ, mật độ, chỉ số trên tất cả các phương diện vật chất và phi vật chất, thì có lẽ không gian công cộng của chúng ta đang ở các giới hạn báo động mất cân đối lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Đề bài thiết kế công cộng năm nay nhằm khắc phục những hạn chế kể trên. Làm thế nào để có những thiết kế đóng vai trò giảm tải cho các vấn đề đang “Quá nhiều”? Làm thế nào để có những thiết kế tăng cường những yếu tố đang là “Quá Ít”? Làm thế nào để có những thiết kế tạo ra sự cân bằng, sự hài hòa lẫn nhau giữa hai thái cực này? Hoặc làm thế nào để chung “Sống” với các “Hạn chế” đang có? Để môi trường công cộng – nơi chốn sinh hoạt, vui chơi, gặp gỡ của mỗi cá nhân tới cả cộng đồng trở nên lành mạnh hơn, đáng sống hơn và bền bỉ hơn?

Đề bài không chỉ nhằm vào các giải pháp thiết kế “tĩnh”: các biến đổi vật lí hay vật thể-cấu trúc đặt để ở một không gian cụ thể, mà còn khuyến khích thiết kế các giải pháp “động”: thiết kế hành vi, hoạt động cho con người ở tại chính các không gian công cộng để sinh hoạt lành mạnh hơn, con người kết nối với nhau dễ dàng và có chất lượng hơn, và môi trường “khỏe” hơn. Nếu là những thiết kế vật thể đặt trong môi trường, thì hãy nghĩ đến giải pháp nào thân thiện nhất và giảm thiểu phát tán carbon nhất.

Hồ Gươm – Trái tim của thủ đô Hà Nội, là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của mảnh đất Hà thành. Những năm gần đây, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã trở thành điểm nhấn của Thủ đô, với nhiều hoạt động có sức hấp dẫn đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế. Trong khi đó, hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở khu vực này hiện đang mang tính tạm thời, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, và chưa thực sự sạch đẹp. Với chương trình cải tạo, chỉnh trang không gian công cộng của khu vực, UBND Quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng Tuần lễ Thiết kế Việt Nam, dự án “HaNoi Design City – Hà Nội đẹp từng centimet” và Viglacera đưa ra nhánh đề bài “Thiết kế nhà vệ sinh công cộng bên Hồ Gươm” trong lĩnh vực Thiết kế công cộng của cuộc thi Designed by VietNam lần thứ tư (2023), nhằm tìm kiếm giải pháp thiết kế mới cho những nhà vệ sinh công cộng sát hồ nhất, góp phần cải thiện hình ảnh Thủ đô văn minh – thành phố sáng tạo trong lĩnh vực Thiết kế mà UNESCO công nhận.

Ba vị trí đề xuất: (1) Gần bãi đỗ xe bờ hồ; (2) Đối diện ngã ba Hàng Trống – Lê Thái Tổ; (3) Đối diện Công ty Điện lực Hà Nội.

Đề bài mở nên không quy định về quy mô, diện tích, hình thức cũng như nội dung các thành phần chức năng của công trình. Thí sinh tự do đề xuất các giải pháp đáp ứng những yêu cầu thiết kế riêng sau: (1) Hài hoà cảnh quan khu vực; (2) Sáng tạo độc đáo và khả thi; (3) Sử dụng tối đa có thể các vật liệu – thiết bị do Viglacera sản xuất (có danh mục kèm theo).

Các tiêu chí đánh giá chính:

  1. Thể hiện chủ đề và đúng đề bài
  2. Yếu tố “by VietNam”
  3. Thẩm mỹ
  4. Khả năng ứng dụng

Hồ sơ dự thi:

Lưu ý: không giới hạn số lượng ý tưởng thiết kế dự thi cho mỗi (nhóm) thí sinh.

Thời hạn và nơi nhận hồ sơ dự thi:

Các giai đoạn của cuộc thi:

Phát động cuộc thi: 20/4/2023

Giai đoạn 1 – Vòng ứng tuyển (từ 20/4 đến 31/5/2023 – gia hạn đến 20/6/2023): nhận hồ sơ dự thi. Thí sinh có thể tham gia workshops và tham quan các làng nghề, xưởng sản xuất để nghiên cứu.

Giai đoạn 2 – Vòng sơ khảo (01/6 – 16/7/2023): Ban Giám khảo xét chọn TOP20+10 mẫu thiết kế vào vòng chung kết (dự kiến công bố ngày 17/7).

Giai đoạn 3 – Vòng chung kết (từ 17/7 – 29/9/2023): Ban Tổ chức phối hợp cùng thí sinh hoàn thiện thiết kế với sự tư vấn của những người hướng dẫn (mentors), trình bày pano triển lãm, thực hiện sản phẩm mẫu (nếu có / thí sinh tự lo chi phí), đăng ký bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ (nếu cần thiết). Các thiết kế sau giai đoạn hoàn thiện nếu không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Từ 23/9 – 29/9/2023: triển lãm TOP20+10 và xét giải trong chương trình Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2023 (BTC hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm mẫu và in ấn).

Cơ cấu giải thưởng:

Các thiết kế lọt vào TOP20+10 và hoàn thiện tốt sẽ được triển lãm tại Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2023, ở đó sẽ đồng thời diễn ra Lễ trao giải cuộc thi.

Các quy tắc và điều kiện:

Tổ chức trao giải – triển lãm: Lễ trao giải và triển lãm các tác phẩm vào vòng chung kết được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2023 diễn ra từ ngày 23/9 – 29/9/2023 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

[ TOP20+10 ]

contact_title

address_title

address_content

hotline_title

hotline_content

email_title

email_content

follow_title

       

Mostbet букмекердик конторасы – бул спортко коюм коюуну каалаган адамдар үчүн ишенимдүү жана популярдуу платформа. Mostbet Кыргызстанда мыйзамдуу түрдө иштейт жана жергиликтүү колдонуучулар үчүн ыңгайлуу шарттарды түзөт. Спорттун ар кандай түрлөрүнө коюм коюуга мүмкүндүк берүү менен, Mostbet кеңири тандоо жана жогорку коопсуздук деңгээли менен айырмаланат. Ошондой эле, бул платформада заманбап интерфейс жана колдонуучуга ыңгайлуу функционал бар.

Mostbet Кыргызстандагы оюнчуларга кызыктуу бонустарды жана акцияларды сунуштайт. Ар бир жаңы катталуучу өзүнүн алгачкы коюмун түзгөндө, саламдашуу бонусуна ээ боло алат. Бул бонус оюн баштоо үчүн жакшы мүмкүнчүлүк берет жана коюмдарды ар кандай спорттук иш-чараларга жайгаштырууга жардам берет. Кыргызстандагы Mostbet бонустук сунуштар шилтемеси аркылуу платформадагы актуалдуу акцияларды жана сунуштарды көрө аласыз, бул ар бир оюнчуга көбүрөөк мүмкүнчүлүктөрдү түзөт.

Ошондой эле, Mostbet оюнчуларга жандуу коюмдар жана популярдуу спорт түрлөрүнө реалдуу убакыт режиминде коюм коюу мүмкүнчүлүгүн берет. Бул өзгөчөлүк спорт сүйүүчүлөрүнө оюндун жүрүшүнө жараша коюмду өзгөртүүгө шарт түзөт. Жандуу коюмдар кызыктуу жана пайдалуу болушу мүмкүн, анткени спорттук иш-чараларды реалдуу убакытта талдоого мүмкүнчүлүк берет жана божомолдордун тактыгын жогорулатат.

Кыргызстандагы Mostbet платформада колдонуучулар үчүн бир нече төлөм ыкмалары бар, алардын ичинде банк карталары жана электрондук капчыктар да кирет. Бул ар бир колдонуучуга акчаны коюмга оңой жана коопсуз салып, жеңип алган сумманы тез арада чыгарууга шарт түзөт. Mostbet колдоо кызматы күнү-түнү иштейт жана суроолорго тез жооп берет, бул оюнчуларга ишенимдүү жана комфорттуу тажрыйба сунуштайт.