Back to Designed by VietNam

The Plastic Trees

By Nguyễn Minh Kha, Lê Nguyễn Hạnh Nguyên

CÂY XANH (TREE) VÀ NHỰA (PLASTIC). Hai đối tưởng đại diện cho hai vật chất đến từ Tự nhiên và Nhân tạo. Khi mới bắt đầu hình thành và tồn tại, hai đối tượng này có một chức năng cần thiết nhất định đối với cuộc sống Loài Người. Tuy nhiên, giờ đây, Nhựa và Cây Xanh như hai hình ảnh dần trở nên đối lập, khi cây xanh – mảng xanh ngày càng thu hẹp đối nghịch với sự lấn át và chất chồng của nhựa trong tự nhiên, nhựa trong đại dương, nhựa trong cơ thể người. Plastic hay nhựa lúc này, là đại diện cho phần xấu xí mà vốn không là hình ảnh ban đầu của chúng khi được sinh ra.

The Plastic Trees (Họ Cây Nhựa) là chuỗi concept thiết kế lấy cảm hứng từ sự đa dạng về hình thái sinh học và chức năng của Cây Xanh trong đời sống con người với vật liệu cấu thành vô cơ là Plastic hay nhựa từ hoạt động tiêu dùng, sinh hoạt.

Vào những năm 90s, việc “Plastis hóa” sản phẩm đồ uống đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng và gián tiếp thải ra môi trường nhiều phế phẩm nhựa khó tái chế khác, mà hàng triệu box nhựa (chức năng bảo vệ chai thủy tính) là một phế phẩm điển hình còn tồn đọng rãi rác với số lượng cực lớn cho đến ngày hôm nay. Tính khó tái chế là một rào cản lớn của những box nhựa cứng này. Nhưng sẻ trở thành “ưu điểm” về sự bền chắc cho những công trình ngoài trời lớn. Mặc khác là tính modun hóa cao – sự đa dạng trong modun thiết kế và số lượng dồi dào sẳn có là những phẩm chất tốt cần khai thác ở đối tượng này.

Chỉ xét riêng về mật độ cây xanh, trung bình người dân ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội chỉ được cung cấp từ 2-3 m2 mảng xanh, thấp hơn rất nhiều so với con số 9m2/ người mà WHO khuyến cáo là cần thiết để được sống khoẻ mạnh và cân bằng. Đa phần các đô thị lớn trên thế giới đều đảm bảo mỗi người dân có trên 20 m2/ mảng xanh, con số này ở Singapore và Seul lần lượt là 30.3/m2/người và 41/m2/người. Ở Vienna, số liệu còn được ghi nhận lên tới 120/m2/người.Sinh thái đô thị đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ về mặt cảnh quan hay khí hậu – môi trường mà còn là một đòn bẩy với xung lực đáng kể nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân.

Theo khảo sát của Tổ chức HealthBridge Việt Nam, Hà Nội đang thiếu rất nhiều vườn hoa, sân chơi trong các khu vực dân cư, đặc biệt trong khu vực nội thành, đất được dùng làm không gian công cộng (KGCC) chỉ chiếm chưa đầy 2% tổng quỹ đất trong khi theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang đặt mục tiêu chỉ tiêu bình quân cho khu vực trung tâm là 3,02m2/người (Viện-QHXD HN, 2014). Vẫn thấp hơn nhiều so với các thành phố khác trên thế giới như New York đang là 23,1m2/người; Paris 11,5m2/người. Để đạt được các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế về KGCC, các đô thị Việt Nam cần dành quỹ đất để mở rộng, xây dựng thêm các KGCC mới.

Sinh thái hóa đô thị cần được thể hiện rõ nét và trước hết trong các KGCC, nơi tập trung đông người với nhiều hoạt động minh chứng cho sức sống của đô thị, do đó cần được thiết lập hoặc tái thiết kế xứng tầm với vai trò là “bộ mặt của đô thị”. Quá trình (tái) sinh thái hóa KGCC bắt đầu bằng việc xanh hóa các khoảng trống chưa được phủ xanh hoặc đã được phủ xanh nhưng không thích hợp hoặc không hiệu quả. Sinh thái hóa – xanh hóa KGCC từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình trước khi đạt được trên quy mô lớn. Đối với khu ở: Sinh thái hóa – xanh hóa từ không gian bán công cộng (nhóm nhà ở) đến KGCC (toàn khu ở).

Ban công – khoản không gian đệm giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà, là nơi thông thoáng, đón nhiều ánh sáng tuy nhiên lại dễ bị bỏ hoang phí và trở thành “nhà kho” trong thực tế nhiều nhà đô thị hiện nay. Một thực trạng trái nghịch khi nhà đô thị mà đặt biệt là nhà ống đô thị lại rất thiếu không gian và đặc biệt là không gian xanh, tươi mát.

Một trong những lý do chính dẫn đến sự cô lập không gian ban công với không gian chính của ngôi nhà là do những vấn đề về an ninh, tiếng ồn – bụi bặm tỏa lên từ những hoạt động bán buôn sầm uất phát từ môi trường đô thị xung quanh. Từ đây, chúng tôi đề suất một giải phải sử dụng module BOX TREE để góp phần cải thiện không gian “lãng quên” này.

Module BOX TREE liên kết ziczac, đan xen với nhau theo phương dọc thành một lớp màn lọc cây xanh đặc rổng (cảm hứng từ cây họ dây leo). Ngoài việc lọc khí – giảm tiếng ồn còn là một giải pháp hạn chế tác động gay gắt từ nắng mưa của vùng nhiệt, vấn đề an ninh cũng được một phần nâng cao khi những box cây gián tiếp tạo lớp tường đặc rổng trong khi vẩn đảm bảo giải quyết vấn đề thoát người khi có sự cố đặc biệt. Mặc khác, ở phương diện tổng thể dãy phố cũng góp phần làm tươi mới và đồng bộ mảng xanh của những khu nhà cũ có mặt đứng khá lượm thượm ở nhiều đô thị. Thành quả là là tạo nên một không gian mới cho ngồi nhà. Đó có thể là một vườn rau, một phòng đọc nhỏ hay đơn giản là một không gian “chill” giúp chủ nhà giao thiệp v và tương tác với môi trường bên ngoài và hàng xóm xung quanh.

Cây bóng mát trong đô thị vùng nhiệt đới nói chung đóng vai trò quan trọng. Dưới những tán cây, là các “hoạt động” đô thị cần thiết bao gồm: hoạt động công cộng, nghỉ ngơi du lịch…đặc biệt là những đô thị có nền “kinh tế vỉa hè” phát triển  như Việt Nam những “bóng mát ” này lạ càng cần thiết như một đối tượng duy trì tính đường phố đặc biệt đó.

Trong những năm gần đây, tại các thành phố lớn nhiều mảng xanh bóng mát dần được thay thế, đều này là một phần tất yếu của việc phát triển đô thị. Tuy nhiên, trong nhiều phương diện về vi khí hậu, hoạt động đời sống – kinh tế ngoài trời của thị dân cũng ít nhiều có sự ảnh hưởng và thói hóa.

Module Boxtree sử dụng trong bối cảnh này trở thành những “Cây tán rộng” tạo bóng mát che chở cho những hoạt động ngoài trời nắng gắt ở những khi vực mới cải tạo hạ tầng còn thiếu mảng xanh lớn như: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Đại lộ Lê Lợi, đường Tôn Đức Thắng (Tp.HCM).

Ngoài ra, tại những tán xanh tạm thời này, còn là một điểm thu gom chai nhựa thải ra trong các hoạt động ăn-uống, giải khát thường nhật của cư dân và du khách vãn lai. Khi đó, tính năng “đựng vỏ chai” thủy tinh lúc trước nay trở thành một box gom chai nhựa chủ động nằm rãi rác thành các điểm xanh trong đô thị.

Đô thị tại Việt Nam là nơi tập trung mật độ dân cư rất cao, đặc biệt là trong nội khu những khu chung cư, khu nhà tập thể vùng trung tâm hay khu nhà phố cổ…Với quỹ đất ít và dành ưu tiên cho nhiều tiện ích khác. Do đó mà nhiều hoạt động về giao lưu, văn hóa hay sân chơi trẻ em hay khu vận động, giao thiệp cho người già còn tương đối hạn chế và nghèo nàn.

Concept này như một ý tưởng giúp khởi tạo lại khu sân chơi, một khu triển lãm ngoài trời nhỏ hay đơn giản là một địa điểm công cộng được lắp ghép nhanh và lưu động, dễ dàng thay đổi và di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác như một nơi tạo nên “bất ngờ”, giúp làm mới nhịp sống đều đều hàng ngày của cư dân đô thị từ đó mang đến những giá trị tinh thần bên cạnh những bài học về giáo dục sống xanh, sống thân thiên cũng thẩm thấu dần theo.

Tính chịu đựng va đập, sự bền bỉ và chắc chắn vốn sẳn có của những module box được ứng dụng phù hợp trong mô hình sân chơi trãi nghiệm này, nơi có nhiều hoạt động và tác động thể chất. Đang xen giữa những box được sắp xếp tầng bậc theo ngôn ngữ parametric ngẫu hứng tùy biến (có thể thay đổi thiết kế thường xuyên) kết hợp công năng của bậc nghỉ, bậc ngồi đọc sách trò chuyện… Những hoạt động đơn giản nhưng cần thiết ở mọi địa điểm sinh hoạt công cộng tự phát trong một khu phố hay khuân viên dân cư nào đó mà chúng ta hay bắt gặp hiện nay.

Ở những thành phố với mật độ giao thông cơ giới và phi cơ giới cùng tham gia cao như Việt Nam, cầu bộ hành được bố trí nhiều nơi hiện nay, ngoài chức năng đi bộ chuyển làn thông thường thì gần như là những không gian chết ít được khai thác và do đó cũng ngày càng bị thói hóa và mất thẩm mỹ, đôi khi là tiềm ẩn nguyên cơ tệ nạn. Concept 4 đưa ra một yêu cều về kết hợp một trong nhiều hoạt động cộng đồng hiện đang thiếu sân chơi lên khu vực lưu thông của cầu bộ hành qua đó cải thiện thẩm mỹ và thêm thú vị cho khu vực này.

Qua khảo sát, việc có một chiều giao thông liên tục của cầu bộ hành mang đến sáng kiến: chúng tôi tích hợp lên khu vực không gian cầu bộ hành là những module trang trí, bảng biểu cây xanh đô thị thường thấy nhưng kết hợp hoạt động thu gom rác thải nhựa chủ động thông qua người sử dụng khi đi qua cầu, và hoạt động sáng tác nghệ thuật vẽ tranh hay biểu diễn đường phố trên cầu cũng là một hoạt động thu hút đối tượng tham gia hoạt động thu gom.

Liên hệ thường trực Ban Tổ chức

Địa chỉ

21 Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline

09 8888 7890

Email

admin@vietnamdesignweek.com

Theo dõi chúng tôi