Back to Designed by VietNam

Ô thời gian

By Nguyễn Thị Quỳnh Trâm

Tác giả hình thành ý tưởng từ thực tiễn các vấn nạn về môi trường do thói quen sử dụng thời trang nói chung và thời trang nhanh+kém chất lượng gây nên, cùng với việc các giá trị di sản dần bị quên lãng và mai một dần. Thời trang bền vững đã không còn xa lạ với các tín đồ yêu thời trang, tuy nhiên vì nhiều lý do như giá thành cao, các thiết kế kén lứa tuổi, ít theo đuổi xu hướng nên đôi lúc mảng thời trang này không thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Nhưng có một sự thật rằng giới trẻ lại có sự tác động rất mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thời trang, cũng như việc lứa tuổi này rất dễ lan toả và đẩy mạnh tinh thần, ý thức bằng nhiều phương tiện hữu ích khác nhau. Bên cạnh đó việc sử dụng các motif trang trí kiến trúc cổ (cụ thể là trong thời Nguyễn) ngoài việc khiến các thiết kế trông bắt mắt hơn còn giúp những hình ảnh di sản được lưu truyền bằng những cách thức mới mẻ, dễ tiếp nhận. Đó là sự cân bằng giữa tính truyền thống và hiện đại, giá trị cũ và mới, khiến chúng có thể giao thoa và thích ứng phù hợp theo thời đại. Chính những điều này sẽ tạo nên giá trị bền vững thật, khi sự tiếp nối và lan toả hoàn toàn có thể xảy ra.

Các giải pháp dành cho bộ sưu tập “Ô thời gian” bao gồm:

– Đối tượng: Nam và nữ độ tuổi từ 18-25

– Phong cách Urban, phù hợp với đối tượng thiết kế

– Hoạ tiết: sử dụng của yếu các hoạ tiết mang tính kỷ hà, phù hợp cho giới trẻ. Khai thác motif chạm gỗ và pháp lam. Toàn bộ đều được đóng khung theo hình thức trang trí “ô hộc”

– Màu sắc: chủ yếu sử dụng các gam màu trung tính trầm làm nền, bên cạnh 2 màu chủ đạo là xanh lam và vàng nghệ, gợi đến các ô hộc pháp lam trên các nghi môn ở Đại Nội Huế.

– Chất liệu: có 2 nguồn chất liệu chính.

  • Một là vải lanh lấy từ làng nghề vải người Hmong tại Hà Giang. Giải quyết được vấn đề công bằng trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những người dân tộc thiểu số và không lãng phí cho các nhân công không lành nghề. Hơn nữa đây là một chất liệu bền bỉ, tạo phom phù hợp với phong cách thiết kế
  • Hai là tái chế, nâng cấp các sản phẩm secondhand chất lượng nhưng khó tiêu thụ vì các lỗi nhỏ không đáng kể hoặc vấn đề về kích cỡ (size quá to hoặc quá nhỏ). Chủ yếu sử dụng các loại sản phẩm tạo nên từ các loại vải dày, bền bỉ như khaki, jean.

– Xử lý chất liệu: trung hoà giữa 2 hướng xử lý truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên đều thiên về sự mộc mạc nhưng tỉ mỉ khi được tạo nên bằng tay.

Mẫu đầu tiên dành cho nữ hoàn toàn không sử dụng hoạ tiết mà chỉ chú trọng vào các mảnh màu xanh và vàng lớn. Gợi hình ảnh các mảng ô hộc pháp lam tuy nhiên không sử dụng các hoạ tiết trên mảng pháp lam gốc vì sự nặng nề, khó ứng dụng vào lứa tuổi. Ngoài phần áo sử dụng vải lanh, phần quần được tác giả tái chế từ vải dù trong áo gió hoặc có thể nâng cấp từ các sport pant (quần thể thao) bị lỗi, vừa tránh lượng rác thải thừa không thể phân huỷ, vừa tăng tính thẩm mỹ, mới lạ cho các thiết kế.

Mẫu thứ 2 dành cho không chỉ gợi các mảng ô hộc bằng những đường cắt tạo hình chữ nhật khác nhau, một số ô màu xanh lam đưa đến giải pháp vẽ hoạ tiết bằng sáp ong và nhuộm chàm. Những dải dây dài không chỉ nằm tự do mà còn lợi dụng các đường cấu trúc trên áo/váy như pence ngực, mông,… Phần chân váy sử dụng từ các mảng vải được rã từ các quần khaki, vừa giải quyết được các mảnh vải nhỏ, vừa tạo độ đứng cho phom váy sử dụng.

Mẫu dành cho nam tiết chế sử dụng màu vàng, các mảng màu đậm như đen, xám, nâu lớn hơn. Mảng hoạ tiết thể hiện bằng vẽ sáp ong ở lưng có sự thay đổi khi dùng motif “hồi văn và rồng” (cách điệu đầu rồng), trong lúc đó các mẫu nữ thì không, bởi trong ý nghĩa sử dụng tứ linh của triều Nguyễn, Rồng đại diện cho sự mạnh mẽ của phái nam cũng như uy quyền của nhà Vua. Ngoài ra có một hình thức xử lý xen kẽ ở phần sườn quần là chồng layer tạo hoạ tiết, tạo sự hấp dẫn cho thiết kế nhưng vẫn có thể che lấp khác khuyết điểm của vải được tái sử dụng.

Liên hệ thường trực Ban Tổ chức

Địa chỉ

21 Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline

09 8888 7890

Email

admin@vietnamdesignweek.com

Theo dõi chúng tôi