Thể lệ cuộc thi

Cuộc thi “Designed by VietNam” là hoạt động trọng tâm trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam (VietNam Design Week) do Vietnam Design Group phối hợp cùng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) tổ chức thường niên từ năm 2020, nhằm thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam bằng năng lực thiết kế, hướng tới xây dựng thương hiệu “Designed by VietNam” trên thị trường quốc tế. Dưới sự dẫn dắt của các nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng trong 05 lĩnh vực: Thiết kế Truyền thông (Communication design), Thiết kế Trang phục (Clothing design), Thiết kế Vật dụng & trang trí (Decor & Object design), Thiết kế Đồ nội thất (Living design), Thiết kế công cộng (Public design), các thí sinh tham gia sẽ có cơ hội kết nối và hợp tác để tạo ra những sản phẩm ứng dụng có giá trị thiết kế cao.

Chúng ta cảm nhận được “Designed by VietNam” có thể từ mùi hương của đất, từ hơi thở của không khí, từ câu ca dao tục ngữ, từ truyện cổ và lời ví, từ chiếc nón quai thao hay cánh cửa bức bàn, là các góc cạnh đặc sắc và đa dạng của cuộc sống từ vùng cao tới làng quê ra thành thị, cấu thành nên hai chữ “Việt Nam”. Những nhà thiết kế dù có quốc tịch Việt Nam hay là người nước ngoài đang sinh sống trên “dải đất hình chữ S”, khi được truyền cảm, tìm kiếm, khai thác và vận dụng những yếu tố, đặc điểm của văn hóa – lịch sử – ngành nghề cổ hay vật liệu địa phương, các câu chuyện thời xưa và nay, nhịp sống đô thị hiện đại hay cảm xúc từ thiên nhiên, rồi thổi hồn vào chúng để thành các sản phẩm sáng tạo mới, đó đều là “Designed by VietNam”.

Đồng trưởng ban Tổ chức:

Ban Giám khảo kiêm người hướng dẫn (mentor):

Các đối tác chuyên môn:

Ashui.com, Behalf Studio, ELLE Decoration Vietnam, Heritage Space, Kilomet109, Sadec District, SBLAW, VietCraft.

Đối tượng dự thi:

Cuộc thi dành cho tất cả mọi người, từ những người nghiệp dư, đến các chuyên gia thiết kế, sinh viên, thợ thủ công, nghệ nhân,…

Chủ đề: Những Kỳ vọng Mới (Beyond Expectations)

Những Kỳ vọng Mới” đưa tinh thần sáng tạo, tính đột phá và chủ nghĩa cá nhân trong thiết kế đặt lên hàng đầu; mong muốn tạo ra một thế giới mới cho những con người mới. Chúng tôi hướng đến tối ưu hoá sự cân bằng trong tư duy sáng tạo; kết hợp các thành phần chất liệu, các giá trị cũ, mới, các thủ pháp sáng tác hiện đại và truyền thống – thành thục và đột phá, đồng thời giảm thiểu tác hại tiêu cực đến nguồn lực và môi trường.

Với mục đích mở rộng vùng biên sáng tạo, hoà nhập những kiến tạo công nghệ mới với tư duy thiết kế để làm nên các sản phẩm thực sự có chiều sâu cũng như độ nhạy bén với thị trường, với tâm thức xã hội, cuộc thi Designed by VietNam lần thứ ba mong đợi sẽ có những bài dự thi đột phá và gây ấn tượng với công chúng, nối tiếp thành công của hai mùa vừa qua.

  1. Thiết kế Truyền thông (Communication design) – mentor: Từ Phương Thảo

Cuộc sống tươi đẹp đã trở lại. Chúng ta cảm thông cộng đồng cũng như thấu hiểu bản thân hơn sau những biến động lớn. Thiết kế vốn dĩ là khuôn mặt của cuộc sống và chính vì lẽ đó, bất kỳ thay đổi nào cũng mang nó đến những khoảng không gian mới của ý tưởng, màu sắc và công năng. Cánh đồng đầy ắp hạt giống mùa của những dự định – sáng tạo – ước mơ đã đến lúc được mở cánh cửa, ấm áp dưới ánh nắng, những mối liên kết đứt gãy được nối lại, những dòng chảy của mộng mơ lại được cùng nhau tạo thành những con sóng, mang chúng ta tới những Kỳ vọng Mới.

– Chúng tôi mong chờ được cùng bạn những hành trình thiết kế cho các dự án vùng cao vùng xa, dân tộc thiểu số, giúp họ thấy được giá trị tiềm ẩn ngay trong từng con người, ngôi làng, cánh đồng, nghề thủ công…

– Chúng tôi cũng mong chờ được cùng bạn thực hành truyền thông những ý tưởng sáng tạo thử nghiệm “trẻ hoá” thương hiệu bản địa lâu năm với cùng chung kỳ vọng mang đến một cuộc sống thi vị hơn và vì thế, chúng ta thực sự có ích.

Từ hôm nay, hãy tự cho phép mình là một con sóng riêng biệt, một con sóng của những logic thú vị và kỳ lạ nhất. Hãy thả lỏng, để bản thân sẽ tự nó pha một hoà sắc dị biệt và mạnh mẽ.

Tất cả chúng ta vẫn đang gắng sức tìm cách để vượt qua những khủng hoảng toàn cầu về y tế, kinh tế và môi trường. Nỗ lực thiết lập một trạng thái mà chúng ta tạm gọi “bình thường mới” hay chính là một cách khác của việc tìm lại sự cân bằng. Cân bằng trong mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Cân bằng giữa con người và tự nhiên, cân bằng giữa cuộc sống và công việc, cân bằng giữa cung và cầu, cần bằng giữa cho và nhận…Mỗi thời kỳ khái niệm về cân bằng đều có sự thay đổi. Nhưng tại thời điểm này, Cân Bằng mang một sắc thái phức tạp hơn và có tính quyết định cao. Nhất là sự Cân Bằng trong Thiết Kế!

Như âm và dương sự cân bằng trong thiết kế tạo ra cảm giác ổn định. Nó mang lại thiện cảm và có tính thẩm mỹ cao. Cân bằng bao gồm việc sắp xếp cả các yếu tố tích cực và tiêu cực theo cách mà không một khu vực nào của thiết kế lấn át các khu vực khác. Mọi thứ hoạt động cùng nhau nhịp nhàng và hài hoà trong một tổng thể liền mạch. Tuy nhiên sự Cân Bằng chúng tôi tìm kiếm không chỉ dừng lại như là nguyên tắc trực quan làm cho một thiết kế xuất hiện có sự cân đối trong toàn bộ bố cục. Chúng tôi cần hơn sự cân bằng trong tư duy sáng tạo; cách kết hợp các thành phần chất liệu, các giá trị cũ, mới, các thủ pháp sáng tác hiện đại và cổ xưa, sự thành thục và đột phá, đồng thời giảm thiểu tác hại tiêu cực đến nguồn lực. Sản phẩm thông minh, quy trình thân thiện, năng lượng tái tạo hay trải nghiệm vật lý ảo… bạn hoàn toàn tự do đưa ra những đề xuất mạnh bạo nhất có thể!

Xin hãy lưu ý! sự cân bằng đối với chúng tôi chính là sức mạnh của thiết kế, nó có khả năng ổn định hệ sinh thái tự nhiên & văn hoá xã hội, hướng thiện & mang lại niềm an lạc cho cuộc sống.  

Chúng ta đang mỗi ngày chứng kiến sự nóng lên của trái đất do các tập quán sản xuất, phân phối và tiêu dùng thiếu trách nhiệm, đó là nguyên nhân gây nên rất nhiều thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta và thế hệ mai sau… Với chủ đề “Những kỳ vọng mới”, hạng mục thiết kế vật dụng và trang trí năm nay mong muốn thí sinh tập trung vào các thiết kế sản phẩm đem lại không chỉ công năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ mà còn là các thiết kế tạo ra ít phát thải nhất, sử dụng ít năng lượng nhất và góp phần giảm bớt sự phát sinh khí nhà kính trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Ban tổ chức khuyến khích thí sinh đưa ra các giải pháp thiết kế mang tính đột phá, từ việc sử dụng hoặc tạo ra các chất liệu mới thân thiện với môi trường, áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiêu tốn ít năng lượng và giảm thiểu tạo ra phát thải trong sản xuất và phân phối, sản phẩm có thể chuyển đổi công năng để tái sinh… Chúng tôi mong muốn các thí sinh thực sự tự hào khi có thể đóng góp một phần nhỏ của mình thông qua những thiết kế với những khát vọng mới để chung tay vì một cuộc sống đẹp và bền vững trên trái đất của chúng ta.

Có quá nhiều kì vọng đang đặt lên vai những nhà thiết kế sản phẩm nội thất ở Việt Nam – và điều đó hoàn toàn có cơ sở. Chúng ta sở hữu hệ thống các nhà máy và doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu hiện đại, chuyên nghiệp, tạo ra hàng trăm ngàn việc làm và một chỗ đứng vững chắc trong chuỗi cung ứng thế giới. Chúng ta cũng có thư viện kĩ thuật truyền thống đều từ nhiều vùng đất, miền văn hoá phong phú, điêu luyện và hoàn toàn thuận hoà với thiên nhiên – điều mà không phải quốc gia nào cũng có thể tự hào. Chúng ta cũng là đất nước với dân số trẻ, có tiềm năng tiêu dùng ấn tượng, và vô cùng cởi mở với sự đổi mới.

Ở mảng thiết kế đồ nội thất năm nay, chúng tôi mong được nhìn thấy các sản phẩm nói được câu chuyện về văn hoá, bản sắc Việt Nam, nhưng thông qua ngôn ngữ quốc tế, tiệm cận với chất lượng của sản phẩm công nghiệp mang yếu tố đại chúng. Nói cách khác – hãy tạo ra sự cân bằng giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng ứng dụng, nói câu chuyện Việt Nam bằng kĩ thuật, chất liệu, giải pháp, sáng kiến có tính toàn cầu.

Chúng tôi tin rằng với đặc thù ngành Living Design, khi chúng ta đặt đúng điểm chạm, sẽ là sự bùng nổ mỹ mãn, vượt trên kì vọng, thật sự xứng đáng với nguồn lực của Việt Nam đang có.

Giải pháp Xanh cho thiết kế không gian công cộng. Giải pháp Xanh có thể là ý tưởng cải tạo một không gian lớn để mọi người có thể có những hoạt động ngoài trời, giảm thiểu khí thải carbon. Giải pháp xanh có thể là ý tưởng ngăn chặn-giảm thiểu xả rác hoặc thu gom đồ tái chế ở nơi công cộng. Giải pháp xanh có thể là ý tưởng cải tạo / thay đổi / xây mới một công trình, một nơi chốn đã có bỏ hoang thành một nơi hữu ích cho nhiều người và mang tính sinh thái nhất. Giải pháp Xanh cũng có thể là những ý tưởng “vô hình” tại nơi chốn công cộng, mang lại sự thư thái cho tâm hồn và ít / không tạo ra chất thải hay tiêu tốn năng lượng. Những thiết kế, như vậy, sẽ bao gồm cả ý tưởng cho không gian lớn, và ý tưởng dành cho những đồ vật nhỏ bé, không gian nhỏ bé nhưng có khả năng lan tỏa và nhân rộng ở nhiều nơi từ thành thị đến nông thôn, miền núi hay vùng biển. Sáng kiến mới, tối ưu năng lượng và vật chất, có tính công cộng và nhiều người tiếp cận, tương thích với nhiều địa phương sẽ là “Những Kỳ vọng mới” và đề bài hạng mục Thiết kế công cộng trong năm nay.

5a. Đề bài nhánh cho lĩnh vực Thiết kế công cộng: “HaNoi Design City – Hà Nội đẹp từng centimet” – mentor: KTS Nguyễn Trần Bắc   

Trước sức ép đô thị hóa, thủ đô Hà Nội đang trở nên lộn xộn và đánh mất dần bản sắc; không gian công cộng, đường phố không chỉ mất tính an toàn mà còn chưa “đẹp”, thiếu giá trị thẩm mỹ. Trước thực trạng đó, nhánh đề bài “Ha Noi Design City – Hà Nội đẹp từng centimet” mong muốn các thí sinh gửi về những ý tưởng thiết kế, làm đẹp, chỉnh trang một góc phố, đoạn vỉa hè, chiếc ghế trong công viên, và cả thùng rác, những thứ “nhỏ li ti”… Với “Những Kỳ vọng Mới“, Hà Nội của chúng ta sẽ thực sự là một “Thành phố sáng tạo” trong lĩnh vực Thiết kế mà UNESCO đã công nhận, một nơi chốn có gu, văn minh, văn hiến.

Các tiêu chí đánh giá chính:

  1. Thể hiện chủ đề và đúng đề bài
  2. Yếu tố “by VietNam”
  3. Thẩm mỹ
  4. Khả năng ứng dụng

Hồ sơ dự thi:

Lưu ý: không giới hạn số lượng ý tưởng thiết kế dự thi cho mỗi (nhóm) thí sinh.

Thời hạn và nơi nhận hồ sơ dự thi:

Các giai đoạn của cuộc thi:

Phát động cuộc thi: 25/6/2022

Giai đoạn 1 – Vòng ứng tuyển (từ 01/7 đến 31/8/2022): nhận hồ sơ dự thi. Thí sinh có thể tham gia workshops và tham quan các làng nghề, xưởng sản xuất để nghiên cứu.

Giai đoạn 2 – Vòng sơ khảo (01/9 – 18/10/2022): Ban Giám khảo xét chọn TOP25+5 mẫu thiết kế vào vòng chung kết (dự kiến công bố ngày 19/9) gồm 25 thiết kế ở 5 lĩnh vực chính của cuộc thi và 5 thiết kế thuộc nhánh đề bài “Hanoi Design City – Hà Nội đẹp từng centimet”. Ban Tổ chức phối hợp cùng thí sinh hoàn thiện thiết kế với sự tư vấn của những người hướng dẫn (mentors), trình bày pano triển lãm, thực hiện sản phẩm mẫu (nếu có), đăng ký bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ.

Giai đoạn 3 – Vòng chung kết (từ 05/11 – 11/11/2022): triển lãm TOP25+5 và xét giải trong chương trình Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022. Bình chọn trực tuyến từ ngày 19/10 đến 04/11/2022 trên website: vietnamdesignweek.com

Cơ cấu giải thưởng:

Các thiết kế lọt vào TOP25+5 sẽ được triển lãm tại Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022, ở đó sẽ đồng thời diễn ra Lễ trao giải cuộc thi.

Các quy tắc và điều kiện:

Tổ chức trao giải – triển lãm: Lễ trao giải và triển lãm các tác phẩm vào vòng chung kết được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022 diễn ra từ ngày 05/11 – 11/11/2022 tại Hà Nội, Huế, TPHCM.

Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ

VietNam Design Group
A47/109 Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline

09 8888 7890

Email

designedbyvietnam@gmail.com

Theo dõi chúng tôi